MÃN KINH VÀ CÁCH CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TUỔI MÃN KINH

Mãn kinh được hiểu thông thường là thời điểm chấm dứt giai đoạn sinh sản của phụ nữ. Mãn kinh được xác định sau 12 tháng mất kinh liên tiếp .Giai đoạn mãn kinh là thời kì cuối cùng của kinh nguyệt thường từ 48 đến 55 tuổi. Tuổi mãn kinh trung bình sẽ từ 50-51 tuổi.

 

  • Tiền mãn kinh

Là giai đoạn trước khi vào mãn kinh. Nồng độ estrogen giảm nhưng giảm không đều, lúc cao lúc thấp làm ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt và một số triệu chứng khác. Vào những khoảng thời gian cuối cùng của giai đoạn này, dù estrogen rất thấp nhưng phụ nữ vẫn có khả năng thụ thai

  • Mãn kinh sớm

Khoảng 1/100 phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh trước 40 tuổi. Đây được gọi là mãn kinh sớm hoặc suy buồng trứng sớm.

Mãn kinh sớm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và trong nhiều trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng. Có thể do:

– Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng

– Hoá trị hoặc xạ trị trong điều trị ung thư vú

– Có thể do di truyền hay do một bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như hội chứng Down hoặc bệnh Addison

Tiền mãn kinh là giai đoạn trước khi vào mãn kinh ở phụ nữ.

  • Các triệu chứng phổ biến 

Khoảng 8/10 phụ nữ sẽ có thêm các triệu chứng trong một thời gian trước và sau khi hết kinh. Những điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hằng ngày đối với một số phụ nữ.

Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Xuất huyết âm đạo bất thường
  • Bốc hỏa – cảm giác nóng đột ngột, ngắn, thường ở mặt, cổ và ngực, có thể khiến da bạn đỏ và đổ mồ hôi
  • Đổ mồ hôi ban đêm – bốc hỏa xảy ra vào ban đêm
  • Khó ngủ – điều này có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và cáu kỉnh vào ban ngày
  • Giảm ham muốn tình dục, khô âm đạo; đau, ngứa hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục
  • Đau đầu, gặp vấn đề với trí nhớ và sự tập trung
  • Tâm trạng thay đổi, bất ổn, lo lắng
  • Đánh trống ngực – tăng nhịp tim
  • Cứng khớp, đau nhức, giảm khối lượng cơ
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát (UTIs)

Thời kỳ mãn kinh cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số vấn đề khác, như loãng xương, bệnh mạch vành, đái tháo đường.

Các triệu chứng mãn kinh có thể bắt đầu vài tháng hoặc thậm chí vài năm trước khi kỳ kinh của bạn dừng lại và kéo dài khoảng 4 năm sau kỳ kinh cuối cùng, một số phụ nữ trải qua chúng lâu hơn nhiều.

Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy các triệu chứng của mình đặc biệt phiền toái, để được kiểm tra đầy đủ, đưa ra hướng điều trị thích hợp.

  • Khám mãn kinh

Thời điểm khám, lúc sạch kinh, tốt nhất là 10 ngày đầu chu kì kinh nếu vẫn còn kinh nguyệt

Những vấn đề cần cung cấp cho bác sĩ:

+ Lần cuối cùng bạn có kinh nguyệt là khi nào?

+ Tình trạng kinh nguyệt của bạn (nếu còn kinh nguyệt): đều/không đều? số ngày hành kinh? lượng máu?…

+ Các triệu chứng khó chịu bạn đang gặp phải?

+ Bạn đã có khám và điều trị mãn kinh trước đây chưa?

+ Các xét nghiệm bạn có ?

+ Bác sĩ trước đây cho bạn uống thuốc gì? (nếu có)

+Tiền sử gia đình bạn có ai mắc bệnh ung thư vú, tim mạch, Alzheimer hoặc loãng xương không?

  Bác sĩ sẽ nói rõ những dịch vụ bạn cần làm như:

+ Khám âm đạo : xác định viêm nhiễm, tình trạng cổ tử cung, tầm soát ung thư cổ tử cung

+ Siêu âm phụ khoa: xác định tình trạng tử cung và hai phần phụ.

+ Siêu âm và chụp nhũ ảnh vú: sàng lọc ung thư vú

+ Đo điện tim

+ Đo loãng xương

+ Xét nghiệm máu : công thức máu, chức năng đông máu, chức năng gan, chức năng thận, bộ mỡ máu.

+ Các dịch vụ khác tuỳ tình trạng bản thân

Sau khi khám và làm đầy đủ cận lâm sàng, bác sĩ sẽ tư vấn điều trị vào ngày hẹn tái khám (4 – 7 ngày sau). Trong một số trường hợp thật sự cần thiết, Bác sĩ sẽ cân nhắc báo kết quả cho bạn qua điện thoại.

  • Điều trị

Không phải tất cả phụ nữ đều muốn điều trị để giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh, nhưng chất lượng cuộc sống của bạn sẽ thật sự tốt hơn nếu bạn chấp nhận điều trị khi đã có những triệu chứng đặc biệt phiền toái.

              Liệu pháp hóc môn thay thế: tức sử dụng thuốc chứa estrogen để giảm sự thiếu hụt nồng độ estrogen.

 Bác sĩ sẽ thảo luận kĩ với bạn về những lợi ích – nguy cơ – kết quả điều trị sau mỗi lần tái khám.

Nếu đã chấp nhận điều trị thì bắt buộc phải tái khám theo hẹn. Nhiều phụ nữ có thể phải điều trị trong vài năm cho đến khi hầu hết các triệu chứng đã qua đi.

  • Liệu pháp không hóc môn bao gồm:

+ Tập thể dục thường xuyên, tăng cường hoạt động ngoài trời : đi bộ, bơi lội.

+ Yoga, thiền, hít thở sâu ngắt quãng, thư giãn.

+ Chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều trái cây, rau xanh, các thực phẩm giàu can xi.

+ Ngừng hút thuốc và cắt giảm rượu.

+ Bổ sung vitamin D3, E; các loại thực phẩm chức năng như Remifemin.

An Clinic chuyên tư vấn và điều trị các vấn đề liên quan mãn kinh và tiền mãn kinh với các bác sĩ đầu ngành của từng chuyên khoa. Nếu bạn đang trong độ tuổi trung niên và gặp những triệu chứng và biểu hiện như trên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thăm khám. Vui lòng bấm số 0236 710 92 55  hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

 

Quý khách muốn được tư vấn và đặt lịch khám vui lòng liện hệ 0986 255 025 hoặc đăng ký trực tuyến để được tư vấn.

ĐẶT LỊCH HẸN

Vui lòng đặt lịch khám với chúng tôi trước để được phục vụ tốt hơn